Tầm quan trọng của kênh phân phối trong kinh doanh hàng đông lạnh
Kênh phân phối thực phẩm đông lạnh giúp nhà sản xuất đưa hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng cuối thông qua việc hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp (B2B), nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ cho thuê kho lạnh,… để đảm bảo hàng hóa đầu ra có chất lượng tốt với chi phí tối ưu nhất.
Nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm đông lạnh đang thay đổi...
Hơn hai thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự thay đổi về nhu cầu của người dân Việt, trong đó có thực phẩm đông lạnh. Từ chỉ sử dụng đồ hoàn toàn tươi sống như trước đây, người tiêu dùng hiện đại giờ đã chấp nhận và dần quen với thực phẩm đông lạnh trong bữa ăn hàng ngày của mình. Chẳng hạn như:
- Một bộ phận người Việt, nhất là người trẻ yêu thích đến các nhà hàng, quán ăn hoặc đặt món về tận nhà và bản thân họ biết các thức ăn này hầu hết được nấu bằng thực phẩm đông lạnh.
- Người tiêu dùng đang dần có thói quen tích trữ thực phẩm đông trong tủ lạnh nhà mình bởi sự tiện dụng, giữ được lâu mà chúng mang lại.
Thực phẩm đông lạnh đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng
- Bên cạnh đó, phương thức mua hàng của người tiêu dùng cũng là điều mà các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ quan tâm. Khách hàng ngày nay không chỉ mua thực phẩm ở chợ, siêu thị mà còn ở cửa hàng tiện lợi hay các trang web trực tuyến.
- Việc mua sắm thực phẩm trực tuyến và phát triển các ứng dụng mới trong lĩnh vực bán lẻ đang tạo ra cơ hội lớn cho ngành bán lẻ nói chung và cho thị trường thực phẩm đông lạnh nói riêng. Bởi với sự toàn cầu hóa của Internet và việc sử dụng điện thoại ngày một phổ biến, khả năng các sản phẩm đông lạnh của doanh nghiệp sẽ đến gần hơn với nhiều người tiêu dùng mà không cần thông qua trung gian như trước.
Phân phối giúp hàng hóa đến với nhiều khách hàng hơn
Thay đổi này của người dùng khiến nhiều chuyên gia dự đoán, thị trường thực phẩm đông lạnh sẽ tiếp tục “nóng lên” vào các năm tới đây. Trong đó, theo Allied Market Research (AMR) thì: “Quy mô thị trường thực phẩm đông lạnh đang được định giá là 288,8 tỷ USD vào năm 2019, ước tính sẽ đạt 404,8 tỷ USD vào năm 2027 với Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (Compound annual growth rate - CAGR) dự kiến là 4,2% từ năm 2020 đến năm 2027”.
Bạn có thể đọc thêm chi tiết về tiềm năng thị trường đông lạnh tại đây: Thị trường thực phẩm đông lạnh và những tiềm năng lớn cho doanh nghiệp
Tầm quan trọng của kênh phân phối trong kinh doanh hàng đông lạnh
Kênh phân phối là tập hợp các tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào công việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong kinh doanh thực phẩm đông lạnh, kênh phân phối bao gồm các nhà sản xuất, bán lẻ, công ty vận chuyển, công ty cho thuê kho lạnh... cùng hợp tác với nhau tạo thành một hệ thống khép kín đưa sản phẩm đến với người dùng cuối một cách nhanh chóng, đảm bảo nhất.
Kênh phân phối bao gồm cả công ty vận tải, công ty cho thuê kho lạnh...
Kênh phân phối tốt có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận đáng kinh ngạc cho các nhà kinh doanh thực phẩm đông lạnh. Nếu là sản phẩm mới tung ra thị trường, bên cạnh các yếu tố về giá cả, chương trình tiếp thị, thúc đẩy bán hàng,… thì việc tìm kiếm một kênh phân phối thực phẩm đông lạnh phù hợp là yếu tố rất quan trọng đến thành, bại của chiến dịch, bởi:
- Mở ra thị trường mới: Mở ra một kênh phân phối mới hoặc mở rộng phân phối sang các khu vực địa lý mới có thể mang lại cho các nhóm mới hoặc loại người tiêu dùng mới tiếp cận với các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Ví dụ: Một nhà sản xuất thịt heo đông lạnh chỉ bán sản phẩm của mình trong siêu thị CoopMart có thể quyết định mua xe tải của riêng mình và bắt đầu kinh doanh cửa hàng thịt đông lạnh và bán trực tiếp cho khách hàng.
Kênh phân phối mở ra thị trường mới cho các công ty sản xuất
- Tăng tốc độ giao hàng: Việc phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ nhanh hơn đôi khi cũng là một lợi thế khi kinh doanh hàng đông lạnh. Tốc độ phân phối kết hợp với mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng cùng có thể tạo nên một chiến lược phân phối mới.
- Giảm chi phí: Nếu một hệ thống phân phối mới hoặc dịch vụ hậu cần được cải thiện có thể giảm đáng kể chi phí và cải thiện tỷ suất lợi nhuận rất đáng để doanh nghiệp theo đuổi. Ví dụ: Nếu một nhà bán lẻ đang vận hành một hệ thống phân phối cửa hàng/chi nhánh rất tốn chi phí thì họ có thể hưởng lợi bằng cách việc chuyển một phần doanh số của mình sang hệ thống phân phối trực tuyến để tiết kiệm tiền mặt bằng, nhân viên bán hàng trực tiếp,...
- Giảm tình trạng hết hàng: Nếu tình trạng hết hàng bán lẻ là một vấn đề lớn trong một ngành hoặc loại sản phẩm, thì một chiến lược phân phối mới có thể là cần thiết. Thông thường, vấn đề hết hàng phải được tấn công bằng một mắt đối với các hoạt động tiếp thị và khuyến mại, còn mắt kia là chuỗi cung ứng và hậu cần. Những gì trông giống như một vấn đề hậu cần thực sự có thể là một vấn đề khuyến mại (tức là, các chương trình khuyến mại dành cho người tiêu dùng có thể gây ra vấn đề hết hàng).
Giảm tình trạng hết hàng bằng kênh phân phối
- Phổ biến hình ảnh thương hiệu: Các loại cửa hàng mà một sản phẩm được đặt có thể định hình và củng cố hình ảnh của người tiêu dùng về thương hiệu đó. Ví dụ: Một thương hiệu thịt cá đông lạnh cao cấp có thể chọn được phân phối độc quyền trong các cửa hàng bán lẻ cao cấp. Ngược lại, một thương hiệu nhắm đến thị trường đại chúng có thể tìm kiếm sự phân phối ở mọi kênh và mọi ngóc ngách của nền kinh tế.
- Đối đầu với đối thủ cạnh tranh: Nếu một nhà sản xuất nên biết rằng một đối thủ cạnh tranh lớn đang có kế hoạch mở rộng ồ ạt sự hiện diện trực tuyến và hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng, thì nhà sản xuất đó có thể tích cực mở rộng kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng như một hành động ngăn chặn hoặc chiến thuật trì hoãn để cắt giảm hành động của đối thủ cạnh tranh.
Nếu như ở giai đoạn trước, các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ hàng đông lạnh tại Việt Nam triển khai kênh phân phối theo một cách bị động (tức là khi nhà máy có khả năng sản xuất hoặc nhập khẩu được sản phẩm gì thì mới đi lo bán hàng) thì giờ đây, kênh phân phối đã được tính toán ngay sau khi lên ý tưởng.
Để tránh được hai lỗi trên khi thiết kế kênh phân phối cho sản phẩm mới, theo Tiến sĩ Đào Xuân Khương – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phân phối thì: “Doanh nghiệp cần có lộ trình thực hiện thật cụ thể trong từng năm để đạt được hai mục tiêu chính là bao trùm thị trường, tăng doanh số và kiểm soát dòng hàng hóa, giá cả sản phẩm.”
Vai trò của kho lạnh công nghiệp trong kênh phân phối
Đầu tiên, khi thực phẩm đông lạnh được nhập từ nhiều nguồn nhỏ, lẻ khác nhau thì kho lạnh đóng vai trò là điểm tập kết để hợp nhất thành lô hàng lớn. Từ đó doanh nghiệp sẽ có được lợi thế nhờ quy mô khi tiếp tục vận chuyển tới nhà máy/thị trường bằng các phương tiện xe tải đông lạnh, toa tàu, container lạnh...
Tiếp theo, để đáp ứng tốt các đơn hàng gồm nhiều loại thực phẩm đông lạnh đa dạng của khách hàng B2B, B2C kho đông lạnh công nghiệp còn có nhiệm vụ phân tách lô hàng lớn ra thành nhiều đơn hơn khác nhau. Từ đây phân loại và đóng gói chúng thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho quá trình bán hàng. Sau đó từng đơn hàng sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ tới khách hàng.
Tại kho lạnh, hoa quả từ lô lớn được chia nhỏ và đưa đi đóng gói
Ngoài ra, kho lạnh công nghiệp sẽ đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình lưu trữ; tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho; chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho một cách cẩn thận và chi tiết nhất.
Cuối cùng, một kênh phân phối thực phẩm đông lạnh nếu có kho lạnh đảm bảo sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho một tổ chức.
Kết
Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một địa chỉ cho thuê kho lạnh tại miền Bắc thì Kho Lạnh Nam Hà Nội chắc chắn là một cơ sở lý tưởng để bạn lưu kho hải sản đông lạnh.
Chúng tôi có vị trí kho lạnh nằm ở cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, ngay tại Cụm Công nghiệp Quất Động – Thường Tín – Hà Nội. Giao thông cực kỳ thuận tiện vì nằm ngay cạnh trục đường Quốc Lộ 1A, gần đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Vị trí này rất để đi các tỉnh phụ cận cũng như vào trung tâm thành phố.
Bên cạnh đó, Kho Lạnh Nam Hà Nội có đội xe đông lạnh chất lượng, đa dạng về chủng loại và tải trọng, 100% được cấp phép lưu thông trong nội đô Hà Nội. Chính vì thế, chúng tôi luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ mọi nhu cầu và tiêu chuẩn khắt khe vận tải đông lạnh.
Kho lạnh Nam Hà Nội được thiết kế có sức chứa tới 5000 tấn hàng chia làm 2 giai đoạn, gồm nhiều kho độc lập có sức chứa từ 300 đến 1500 tấn/kho.
Nhiệt độ mỗi kho cho phép cài đặt từ -30oC đến +15oC thích hợp với nhiều loại hàng hóa như: hoa quả, nông lâm, thủy hải sản đông lạnh và các loạt mặt hàng nhạy cảm nhiệt độ khác,…
Với những giá trị mà chúng tôi cung cấp ở trên, Kho lạnh Nam Hà Nội hy vọng sẽ trở thành đối tác và là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đông lạnh trong thời gian tới đây.
Hãy đến với Kho Lạnh Nam Hà Nội ngay hôm nay để được trải nghiệm dịch vụ kho lạnh tốt nhất!
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan: