Những thông tin doanh nghiệp cần biết khi Quy hoạch, thiết kế, thi công kho lạnh
Thi công kho lạnh là một trong những bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm để tạo ra kho lạnh. Tuy nhiên, trước khi lắp đặt kho lạnh, quý doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những thông tin xoay quanh vấn đề này để tối ưu chi phí xây kho lạnh và đảm bảo hiệu suất hoạt động.
I. Những điều cơ bản mà doanh nghiệp cần nắm khi thi công kho lạnh
Không phải công ty nào cũng từng có kinh nghiệm xây dựng và lắp đặt kho lạnh công nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới tiếp xúc với loại hình lưu kho này. Hiểu được điều đó, Kho Lạnh Nam Hà Nội sẽ đưa ra những thông tin mà doanh nghiệp cần biết trước khi bắt đầu lắp đặt kho lạnh.
a. Kho lạnh là gì? Cấu tạo của kho lạnh
Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ: Kho lạnh là gì? Kho lạnh là các kho có cấu tạo và kiến trúc đặc biệt để bảo quản các sản phẩm và hàng hóa khác nhau ở điều kiện nhiệt độ lạnh và điều kiện không khí thích hợp.
Do môi trường trong kho lạnh có tính chất khác xa không khí bên ngoài nên kết cấu xây dựng, cách nhiệt, cách ẩm của kho lạnh có những yêu cầu đặc biệt nhằm bảo vệ hàng hóa bảo quản và kết cấu công trình khỏi hư hỏng do các điều kiện khí hậu bên ngoài. Cũng vì những lý do đó, kho lạnh khác biệt hẳn với các công trình xây dựng khác.
Hình ảnh khái quát của kho lạnh
Kho lạnh là một không gian kín để doanh nghiệp lưu trữ hàng hóa đông lạnh, gồm 2 phần chính là:
- Hệ thống cách nhiệt: Các chi tiết, bộ phận giữ vai trò đảm bảo nhiệt độ kho được ổn định và ngăn cách với môi trường bên ngoài.
- Hệ thống làm lạnh: Các máy móc, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ kho xuống đúng mức phù hợp để bảo quản hàng hóa, gồm máy nén, dàn lạnh, tủ điều khiển …
Ngoài ra, kho lạnh còn cần thêm một số loại như: pallet để phân ô hàng hóa, tấm xốp, giá để hàng (tùy loại sản phẩm) …
b. Những điểm cần chú ý khi Quy hoạch mặt bằng thiết kế, thi công kho lạnh
Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí nơi sản xuất, xử lý, bảo quản lạnh và những nơi phụ trợ phù hợp với dây chuyền công nghệ, tối ưu kinh tế về xây dựng vận hành và sử dụng kho lạnh. Khi quy hoạch mặt bằng kho lạnh cần lưu ý những yếu tố sau:
- Địa điểm xây dựng cần thuận tiện giao thông gần các trục giao thông lớn, gần các bến cảng, ga đường sắt...
- Dung tích kho lạnh: các kho đông lạnh có công dụng khác nhau và mặt bằng cũng rất khác nhau. Đặc biệt với các kho lạnh cho thuê hàng hóa và chế độ bảo quản hết sức đa dạng. Diện tích kho đủ để chứa đựng toàn bộ sản phẩm cũng như đảm bảo tốt việc lưu thông hàng hóa cũng như thông gió trong kho.
- Các kho lạnh chuyên dụng, chuyên bảo quản một loại mặt hàng ổn định nào đó, tùy thuộc từng loại mặt hàng có nhiệt độ bảo quản thích hợp. Căn cứ vào nhiệt độ bảo quản sản phẩm cũng như lưu lượng hàng hóa ra vào kho, từ đó tính toán công suất máy và vật liệu cách nhiệt phù hợp.
- Độ ẩm không khí bên trong kho (tránh ngưng tụ băng).
- Đảm bảo sự vận hành tiện lợi và rẻ tiền
- Đảm bảo kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa chạy, đồng thời luôn phải tính đến khả năng mở rộng của kho lạnh.
- Nguồn điện và cách tiết kiệm điện khi lắp đặt kho lạnh công nghiệp.
Doanh nghiệp cần chú ý nhiều vấn đề trước khi thi công kho lạnh như địa điểm, phương tiện...
Trong nội dung tiếp theo đây, Kho Lạnh Nam Hà Nội sẽ chỉ phân tích phần nổi trội nhất mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm hàng đầu đó là NGUỒN ĐIỆN & CÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN KHI THI CÔNG KHO LẠNH mà không đi sâu vào các vấn đề khác. Để nắm rõ hơn các thông tin còn lại, quý doanh nghiệp có thể đọc thêm bài viết: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THI CÔNG KHO LẠNH để biết thêm chi tiết.
II. Các lưu ý khi thiết kế, thi công kho lạnh đạt hiệu quả cao và tiết kiệm điện
Sau những điểm cơ bản mà doanh nghiệp cần lưu ý ở trên, doanh nghiệp hãy cùng Kho Lạnh Nam Hà Nội tìm hiểu một trong số những vấn đề “nhức nhối” nhất mà nhiều công ty có kho lạnh khác đang gặp phải, đó chính là:
Làm sao để tiết kiệm điện năng khi thi công và vận hành kho lạnh?
Vấn đề này nổi trội đến mức, đã có 16.7 triệu kết quả trả về khi tìm kiếm cụm từ tương tự trên Google. Điều này chứng tỏ rất nhiều doanh nghiệp đang quan tâm và mong muốn tìm được giải pháp tiết kiệm điện cho kho lạnh của mình. Với vai trò là Nhà cung cấp dịch vụ cho thuê kho lạnh lớn (lên đến 5000 tấn) tại Hà Nội, chúng tôi xin chia sẻ cho quý công ty cách tiết kiệm điện được Kho Lạnh Nam Hà Nội áp dụng trong những năm qua.
1. Tiết kiệm điện bằng cách chọn vật liệu cách nhiệt
Chúng ta đều biết, máy móc hoạt động nhờ việc tiêu thụ năng lượng được cung cấp từ điện, xăng dầu… Trong đó, thiết bị sử dụng trong kho đông lạnh thường sẽ tiêu thụ lượng điện năng khổng lồ để làm lạnh hàng hóa. Đồng thời, doanh nghiệp phải trả chi phí tương đương cho lượng điện tiêu thụ mỗi năm cũng lớn không kém.
Hiệu suất tiết kiệm năng lượng điện của kho lạnh có liên quan trực tiếp đến ROE (lợi nhuận trên vốn) của doanh nghiệp.
Phương pháp đầu tiên mà Kho Lạnh Nam Hà Nội muốn giới thiệu cho doanh nghiệp chính là chọn vật liệu cách nhiệt. Vật liệu cách nhiệt giúp kho lạnh luôn có nhiệt độ ổn định, ngăn chặn triệt để tình trạng rò rỉ thoát khí, tăng tối đa khả năng chống thấm, giảm tiếng ồn từ bên trong và bên ngoài.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu cách nhiệt mà doanh nghiệp có thể lựa chọn như: Bông thủy tinh, Bông khoáng, Cao su lưu hóa bảo ôn, Mút xốp PE-OPP, Xốp XPS… Trong đó, vật liệu được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao và sử dụng hiệu quả nhất hiện tại là bọt cách nhiệt PUR (polyurethane) và PIR (polyisocyanurate).
PUR - một dạng vật liệu cách nhiệt dạng dạng bọt,khi khô sẽ thành xốp cách nhiệt rất tốt
Bạn có thể tìm hiểu về các loại vật liệu này trên Internet để hiểu rõ chi tiết nhất. Và lời khuyên chân thành từ Kho Lạnh Nam Hà Nội là bạn nên chọn vật liệu cách nhiệt có mật độ lớn, như PUR là khoảng 38Kg/m3 và PIR 40Kg/m3.
Thông thường, lớp cách nhiệt của kho lạnh càng dày thì hiệu suất giữ nhiệt cũng càng tốt. Tuy nhiên, chi phí để mua vật liệu cách nhiệt tốt và thi công sẽ cao hơn so với các loại thông thường. Vậy mức vừa phải mà một doanh nghiệp có thể chấp nhận nằm ở đâu? Nếu công ty của bạn muốn xây dựng một kho lạnh tiết kiệm năng lượng, Kho Lạnh Nam Hà Nội khuyên bạn nên chọn loại vật liệu có độ dày 25% so với độ dày tiêu chuẩn.
Ví dụ: Theo tiêu chuẩn thông thường, một kho lạnh có nhiệt độ khoảng 0 độ C sẽ sử dụng tấm cách nhiệt dày khoảng 100mm. Để tiết kiệm điện năng, doanh nghiệp chọn tấm cách nhiệt dày 120mm cho tường và trần sẽ tiết kiệm điện năng tiêu thụ của thiết bị rất nhiều.
2. Chống ẩm
Khi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa bên trong và bên ngoài kho lạnh, nước trong không khí của phía nhiệt độ cao sẽ ngưng tụ trong lớp cách nhiệt của phía nhiệt độ thấp. Nước ngưng tụ sẽ làm ẩm lớp cách nhiệt, dẫn thiết bị làm lạnh phải hoạt động với công suất lớn hơn - điện năng tiêu thụ nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều công ty đã đặt lớp chống ẩm ở phía nhiệt độ cao (ngoài kho) để giảm sự tác động của bên ngoài.Tuy nhiên, Kho Lạnh Nam Hà Nội đề xuất doanh nghiệp nên trang bị lớp chống ẩm ở cả hai phía để giảm bớt sự chênh lệch của cả hai phía, tiết kiệm điện năng hơn.
Ngoài ra, cầu nhiệt (thermal bridge) là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự chống ẩm của kho lạnh.
Ví dụ về cầu nhiệt (thermal bridge)
Cầu nhiệt/lạnh là một khu vực hoặc vật thể có tính dẫn nhiệt cao hơn các vật liệu xung quanh, tạo ra một đường dẫncó khả năng truyền nhiệt thấp nhất. Nói một cách đơn giản, nhiệt độ không khí sẽ truyền qua khu vực tường hoặc mái nhà kho lạnh nơi có trị số R thấp nhất, tạo một "cầu nối" cho không khí nóng hoặc lạnh vào trong tòa nhà. Nếu một kho lạnh có nhiều cầu nhiệt/lạnh sẽ tăng tải nhiệt của toàn kho. Vì vậy, trong thi công kho lạnh, doanh nghiệp cần hạn chế thấp nhất cầu nhiệt/lạnh.
Trong trường hợp việc kiểm soát cầu nhiệt không khả thi, hãy chọn vật liệu có độ dẫn nhiệt nhỏ hơn khi làm tường và mái nhà.
3. Thiết kế kết cấu
Mỗi khi cửa phòng lạnh mở, không khí lạnh trong kho sẽ được giải phóng và thoát ra ngoài, không khí nóng hơn sẽ tràn vào gây tăng nhiệt độ trong kho lạnh dẫn đến việc khởi động lại máy nén lạnh. Để giảm tổn thất, Kho Lạnh Nam Hà Nội khuyên bạn nên sử dụng thêm rèm PVC cho cửa kho lạnh để ngăn khí nóng tràn vào kho.
Rèm PVC
Đối với những cánh cửa có xe nâng đi qua thường xuyên, rèm không khí có thể là lựa chọn tốt hơn. Bởi vì rèm PVC có nguy cơ mắc vào xe nâng.
Cho những doanh nghiệp nào chưa biết: Cửa không khí hoặc rèm không khí là một thiết bị được sử dụng để ngăn không khí di chuyển từ không gian mở này sang không gian mở khác. Việc sử dụng phổ biến nhất là quạt thổi hướng xuống được gắn trên lối vào tòa nhà hoặc cửa mở giữa hai không gian được điều hòa ở nhiệt độ khác nhau.
III. Lắp đặt kho lạnh hay thuê kho lạnh – phương pháp nào là tối ưu cho Doanh nghiệp?
Tự lắp đặt và thi công kho lạnh có thể giúp doanh nghiệp lưu kho, bảo quản và kiểm soát tốt hơn hàng hóa đông lạnh. Song song đó, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra chi phí xây kho lạnh rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt vật tư, máy móc và trả các phí phát sinh trong thời gian thi công.
Doanh nghiệp tốn kém rất nhiều chi phí cho việc xây dựng kho lạnh
Nếu doanh nghiệp đang nghĩ đến những mô hình kho lạnh cỡ nhỏ hơn thì chúng ta cần phải tính đến vấn đề:
Diện tích kho mới có đủ chỗ để chứa hết những loại hàng hóa mà công ty đang cần bảo quản hay không?
Nếu kho không đủ chứa lượng hàng hóa như mong muốn, thì doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục vấn đề trên?
Tài chính hiện tại của doanh nghiệp có đủ để thi công, xây dựng kho lạnh hay không?
Và một số vấn đề khác liên quan đến quản lý, vận chuyển, sắp xếp đồ đông lạnh… doanh nghiệp cần cân nhắc và hạch toán thật kỹ lưỡng trước khi xây kho lạnh.
Vị trí kho cũng cần phải phù hợp để di chuyển giữa các cảng/kho/cơ sở/cửa hàng nên rất khó cho những doanh nghiệp tự lắp đặt kho lạnh riêng.
Thiếu nơi lưu trữ hàng hóa đông lạnh có thể sẽ đặt ra thách thức lớn cho các công ty kinh doanh mặt hàng này khi mở rộng thị phần tại Việt Nam và thế giới. Xây kho lạnh tư nhân có thể là một biện pháp tốt để kiểm soát hàng hóa, tuy nhiên bài toán tối ưu chi phí vẫn còn đó và doanh nghiệp kinh doanh hàng đông lạnh phải tìm ra giải pháp cho cơ sở hạ tầng tốt nhất.
Một trong số những giải pháp được các doanh nghiệp bán lẻ sử dụng nhiều nhất hiện nay là sử dụng kho lạnh cho thuê. Nhiều doanh nghiệp là đối tác của Chothuekholanh.com cho biết: Dịch vụ cho thuê kho lạnh giúp công ty giảm các chi phí đáng kể liên quan đến việc thi công vận hành các cơ sở này. Ngoài ra, thuê kho lạnh vẫn có thể cho doanh nghiệp kiểm soát tốt hàng hóa theo cách tốt nhất mà không cần nhiều nhân công, quản lý, thiết bị.
Như tại Kho Lạnh Nam Hà Nội, chúng tôi cung cấp Dịch vụ cho thuê kho lạnh có sức chứa lên đến 5000 tấn với đầy đủ các trang thiết bị/máy móc hiện đại: Sử dụng dàn máy nén (compressor) Bitzer, xe nâng (forklift) Linde, Komatsu,… đảm bảo hàng hóa của doanh nghiệp được giữ nguyên trạng tốt nhất.
Vậy doanh nghiệp nên tự thi công kho lạnh hay tìm đến với dịch vụ cho thuê kho lạnh? Đáp án sẽ dựa vào chính định hướng, tiềm lực và quy mô của doanh nghiệp. Nếu công ty bạn đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, loại hình doanh nghiệp quy mô lớn, tài chính đầy đủ thì nên thực hiện một kho lạnh riêng. Ngược lại, thuê kho lạnh là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp nếu bạn muốn quá trình quản lý và lưu kho nhanh chóng, đơn giản hơn.
Kho Lạnh Nam Hà Nội chúc bạn và doanh nghiệp có thể tìm được một giải pháp lưu kho hiệu quả, hợp lý nhất! Nếu đang cần tìm kho lạnh tại Hà Nội, hãy gọi tới hotline 0772.84.9999 để được chúng tôi tư vấn nhanh nhất!