[Cập nhật] Thủ tục xuất nhập khẩu thực phẩm đông lạnh đầy đủ nhất dành cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp đang cần làm thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh nhưng chưa biết cách bắt đầu như thế nào? Cùng Kho Lạnh Nam Hà Nội tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Đặt vấn đề

Năm 2020 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế toàn thế giới: Dịch bệnh bùng nổ, khủng hoảng tài chính, đóng cửa biên giới….  đã khiến ngành xuất nhập khẩu hàng đông lạnh của nhiều nước đi vào trì trệ, trong đó có cả Việt Nam.

Ảnh hưởng của dịch bệnh lên ngành xuất nhập khẩu

Trung Quốc, nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên của bệnh dịch là một trong số những thị trường nhập/xuất hàng đông lạnh lớn của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Việc các nước hạn chế giao dịch với Trung Quốc đã khiến cho nhiều đơn hàng của nước này bị chậm trễ, thậm chí dừng hẳn gây ra xáo trộn không nhỏ trong thị trường thế giới.

Rất nhiều công ty xuất nhập khẩu hàng đông lạnh Việt cũng đang gặp bất lợi không hề nhỏ từ việc này. Tuy nhiên, đây cũng có thể là cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng, đối tác và thị trường mới.

Tìm kiếm cơ hội xuất nhập khẩu ở các thị trường mới là giải pháp hiện tại của nhiều doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt, nhất là các công ty xuất nhập khẩu cần hướng đến việc đa dạng hóa thị trường và phân bổ nó một cách hợp lý hơn. Giống như câu nói “Đừng đặt trứng gà vào trong 1 giỏ” của James Tobin, rủi ro sẽ ít đi nếu bạn biết phân chia nguồn cung ứng/bán ra cho nhiều thị trường hơn.

Và để việc kinh doanh hàng hóa giữa các thị trường diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là tìm hiểu các thông tin và thủ tục xuất nhập khẩu thực phẩm đông lạnh. Việc hiểu rõ luật sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn, ít tốn thời gian và chi phí hơn cho doanh nghiệp.

Hiểu rõ thủ tục xuất nhập khẩu rất tốt cho doanh nghiệp để hoạch định kế hoạch tiếp theo

Với vai trò là một chuyên gia lâu năm trong ngành, Kho Lạnh Nam Hà Nội sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp những kiến thức bổ ích nhất liên quan đến các thủ tục xuất nhập khẩu hàng đông lạnh chính quy hiện hành. Hãy cùng theo dõi tiếp theo dưới đây để biết rõ thông tin hơn nhé!

Thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh

Việt Nam là quốc gia có thể mạnh về nông nghiệp với sản lượng nông sản hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Các sản phẩm như thịt - rau củ - thủy hải sản đông lạnh đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. 

Các sản phẩm nông-lâm-thủy hải sản đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta! 

Như đã đề cập ở bài THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH thì tốc độ phát triển của thị trường thực phẩm đông lạnh vẫn đang gia tăng một nhanh chóng. Điển hình nhất là sự thay đổi vượt bậc của thị trường xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam. Năm 2019, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 158 nước và vùng lãnh thổ. Ba thị trường chính là EU chiếm 15%, Mỹ 17% và Nhật Bản 17%, Trung Quốc (17%) và ASEAN (8%)* đều là khu vực tiềm tàng nhiều cơ hội xuất khẩu và tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp Việt.

Vậy, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm nào khi thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng đông lạnh ra thị trường thế giới?

Thủ tục hải quan 

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi kinh doanh mặt hàng nông thủy sản đông lạnh cần tiến hành khai báo hải quan theo đúng quy định của nhà nước về quản lý hải quan. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu tại ĐÂY.

Quy trình phân luồng trong làm thủ tục hải quan

Thủ tục kiểm dịch hàng hóa

Ngoài thủ tục hải quan, hàng hóa nông thủy hải sản đông lạnh cần phải tiến hành kiểm dịch hàng hóa theo quy định của Nhà nước. Danh mục hàng hóa thủy hải sản thuộc diện phải kiểm dịch được quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT.

Doanh nghiệp có thể tham khảo các trang sau để tìm thấy những mẫu hồ sơ, giấy tờ cần thiết phục phụ cho xuất khẩu hàng đông lạnh như:

Cục quản lý chất lượng Nông Lâm và Thủy Sản http://nafiqad.gov.vn/.

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu: Link

Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu: Link

Danh sách doanh nghiệp chế biến thủy hải sản Việt Nam đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và xuất khẩu vào các thị trường: Link

Lưu ý về tỷ lệ mạ băng

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý về tỷ lệ khối lượng mạ băng đối với các sản phẩm thủy sản đông lạnh xuất khẩu như sau (Tham khảo theo điều 33 của Quy định TR EAES 040/2016): 

Tỷ lệ mạ băng trên thủy sản

Thủy sản và sản phẩm thủy sản đông lạnh: Không quá 5%.

Giáp xác được cắt, lột vỏ và sản phẩm chế biến từ nó đông lạnh: Không quá 7%.

Giáp xác và sản phẩm từ giáp xác nguyên con đông lạnh: Không quá 14%.

Thủy sản và sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng khác: Không quá 8%.

Thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh

Sự bất ổn định của chất lượng nguyên liệu và khó kiểm soát sản lượng khi thu hoạch/đánh bắt là vấn đề tồn đọng lâu nay của nền sản xuất Việt Nam. Doanh nghiệp muốn giữ vững thị trường cùng duy trì lợi nhuận thì cần tìm được nguồn cung ổn định hơn để chế biến sản phẩm. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp Việt chọn giải pháp nhập khẩu hàng đông lạnh từ nước ngoài. Những nguyên liệu như: thịt bò, thịt heo, gia cầm, hải sản (tôm, cá, mực,bạch tuộc, cá hồi...) là những hàng hóa được các công ty bán lẻ nhập khẩu số lượng lớn, lấy sự chênh lệch giá để thu lợi nhuận lớn. Vậy, nếu doanh nghiệp đang muốn nhập khẩu những mặt hàng đông lạnh này thì bạn cần chuẩn bị những gì? Hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra Nhà Xuất khẩu (đối tác của bạn) có đủ điều kiện nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam hay không

Doanh nghiệp có thể tham khảo: Danh sách doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu thực phẩm thủy sản vào Việt Nam: Link.

Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu (làm trước khi nhập khẩu hàng)

Tìm hiểu về các văn bản nhập khẩu và cơ chế một cửa quốc gia tại trang https://vnsw.gov.vn/.

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị là: Đơn đăng ký; Giấy đăng ký kinh doanh; CQ, Heal certificate; Sales Contract.

Bước 3: Đăng ký kiểm dịch động vật (làm khi hàng đã cập cảng) và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm làm song song cùng 1 chỗ.

Hồ sơ đăng ký gồm: Giấy đăng ký; Health Certificate gốc nước xuất khẩu; Giấy phép kiểm dịch; Sales Contract; Commercial Invoice; Packing List.

Địa chỉ mà doanh nghiệp có thể liên hệ để làm thủ tục kiểm dịch động vật trên cả nước là:

Tại Hải Phòng: Chi cục Thú y Vùng II (Số 23 đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền).

Tại Nội Bài - Hà Nội: Chi cục Thú y Vùng I (Số 50/102 Trường Chinh - Q. Đống Đa, hoặc làm tại Trạm kiểm dịch Nội Bài của Chi cục I đặt tại gần cổng vào Hải quan Nội Bài).

Tại Tp. Hồ Chí Minh: Chi cục Thú y Vùng VI (521 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình).

Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu: Link.

Bước 4: Mở tờ khai hải quan và thanh toán chi phí thông quan

Gồm phí dịch vụ hải quan, phí xin giấy phép kiểm dịch động vật, phí kiểm dịch động vật,...

Bước 5: Lấy mẫu kiểm dịch động vật, nộp chứng thư kiểm dịch động vật

Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa: Link.

Bước 6: Thông quan lô hàng, đưa hàng lên xe đông lạnh vận chuyển về kho lạnh công nghiệp để bảo quản

Các vấn đề mà doanh nghiệp cần chú ý khi xuất nhập khẩu hàng đông lạnh

Một thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất/chế biến xuất khẩu và nhà bán lẻ/kinh doanh hàng đông lạnh là: Làm thế nào để chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc hàng sau khi nhập về được bảo toàn một cách nguyên vẹn với chất lượng không đổi và đạt lợi nhuận tối ưu nhất? Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường nội địa và cả nước ngoài. Vậy để  làm được điều này, doanh nghiệp cần chú ý những gì khi xuất nhập khẩu hàng đông lạnh?

Tận dụng lợi ích từ việc lưu kho tập trung với số lượng hàng lớn

Để tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng và cắt giảm chi phí, giải pháp gom hàng và lưu về một kho tập trung chính là giải pháp tối ưu trong ngành xuất nhập khẩu hàng đông lạnh nói riêng và ngành bán lẻ nói chung.

Đối với hàng xuất khẩu, hình thức lưu kho tập trung sẽ giúp doanh nghiệp tập trung hàng hóa lại một chỗ, dễ kiểm soát và bảo quản hơn.

Đối với nhập khẩu, thay vì vận chuyển theo phương thức LTL (Less than truck load) cho từng nhà cửa hàng/nhà bán lẻ, chúng ta sẽ gom tất cả sản phẩm từ đơn hàng và vận chuyển theo theo hình thức FTL (Full truck load) đến kho hàng trung gian (dịch vụ cho thuê kho lạnh) có vị trí trung tâm giữa những địa điểm này và từ đây đưa đến chi nhánh.

Lưu kho tập trung với số lượng lớn sẽ giúp doanh nghiệp tìm thấy rất nhiều lợi ích thiết thực

Ví dụ: Một doanh nghiệp nhập khẩu số lượng lớn thịt heo đông lạnh tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) muốn đưa hàng về kinh doanh ở các cửa hàng tại khu vực phía Bắc. Họ có các chi nhánh nhỏ tại các tỉnh Hải Dương, Sơn Tây, Phúc Yên, Hưng Yên và Thành phố Hà Nội. Thay vì phải vận chuyển và xây dựng kho lạnh mini tại từng chi nhánh tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, họ chọn lưu trữ hàng tại Kho Lạnh Nam Hà Nội để dễ dàng và thuận tiện hơn lại có thể giảm thiểu tối đa chi phí và công sức  bỏ ra.

Giải pháp lưu kho tập trung này sẽ áp dụng hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp có lượng hàng lớn. Bởi chi phí vận chuyển, lưu kho sẽ bị hao hụt nếu bạn không tận dụng được toàn bộ những nguồn lực này. Ví dụ, nếu số lượng hàng thịt heo của công ty trên chỉ chiếm 60% sức  chứa thùng xe tải thì với mỗi chuyến hàng, lợi nhuận thu vào sẽ thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.
 

Tham khảo lợi ích khi thuê kho lạnh để lưu trữ thực phẩm!
 

Lưu kho

Đối với ngành xuất nhập khẩu hàng đông lạnh thì hệ thống kho bãi chiếm vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết thị trường và đảm bảo chất lượng hàng hoá.

Khi chưa tìm ra được giải pháp lưu kho, bảo quản và vận chuyển thực phẩm đông lạnh hợp lý thì doanh nghiệp vẫn sẽ phải đối mặt với thất thoát hàng hóa, tốn kém tài chính nhưng kinh doanh không hiệu quả, sản phẩm không đạt đúng tiêu chuẩn xuất khẩu, chất lượng giảm sút,…

Kho lạnh công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong bảo quản và giữ chất lượng hàng hóa

Hiện nay, trên thị trường có hai kiểu kho lạnh mà doanh nghiệp có thể gặp phải là: 

Kho lạnh tư nhân: Là kho lạnh của các công ty chế biến, xuất khẩu, được sử dụng để lưu kho sản phẩm/nguyên liệu của chính họ. 

Kho lạnh công nghiệp: Là kho lạnh dịch vụ của các công ty kinh doanh bất động sản, chuyên dùng để cho các công ty có nhu cầu sử dụng kho lạnh thuê với đầy đủ thiết bị, sân bãi, vật tư phục vụ cho việc lưu kho sản phẩm.

Để lưu trữ hàng hóa theo cách tối ưu nhất, doanh có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Lưu trữ hàng hóa đông l


Chat hỗ trợ
Chat ngay