Cách bảo quản thực phẩm dành cho doanh nghiệp
Có thể bạn chưa biết: Bảo quản thực phẩm là một trong những công nghệ lâu đời nhất mà con người đã phát triển cho tới nay.
Bằng cách kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm với các phương pháp bảo quản, tổ tiên xa xưa của chúng ta đã không hoàn toàn dựa vào những gì có sẵn từ săn bắt và hái lượm. Họ học cách bảo quản thức ăn, hạt giống và từ đó dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động khác như trồng trọt, cải tiến công cụ và di cư đến những vùng đất mới, màu mỡ hơn.
Phương pháp bảo quản thực phẩm đã được áp dụng từ rất lâu về trước
Chính những thực phẩm được bảo quản đã giúp con người có thể sống sót trong những chuyến đi dài ngày, trên những con tàu lênh đênh hàng tháng liền trên biển mà không cần đồ tươi sống. Đó chính là cách giúp Cristoforo Colombo phát hiện ra châu Mỹ (wikipedia.org) và con người ghi dấu chân mình trên toàn cầu. Đây cũng là tiền đề giúp con người có thể khám phá xa hơn, không chỉ trên Trái Đất mà còn là ngoài vũ trụ.
Trong tương lai, con người kỳ vọng chiếm lĩnh không gian và tiến xa hơn hệ ngân hà mà chúng ta đang sống. Và điều đó chỉ có thể thực hiện được nếu kỹ thuật bảo quản thực phẩm phát triển vượt bậc hơn nữa.
Tuy nhiên, kéo dài thời gian sử dụng và ngăn ngừa hư hỏng không phải là lợi ích duy nhất mà bảo quản thực phẩm mang lại. Bởi thực phẩm được bảo quản không có nghĩa là chúng không hư hỏng. Vậy, chúng ta có thể hiểu đúng về phương thức này ra sao? Hãy cùng Kho Lạnh Nam Hà Nội - đối tác uy tín, tin cậy của doanh nghiệp - tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
Tại sao doanh nghiệp cần bảo quản thực phẩm?
Với nhiều doanh nghiệp sản xuất/chế biến/bán lẻ hiện nay, bảo quản thực phẩm là phương pháp tạo ra lợi nhuận và tiết kiệm chi phí lâu dài nhất. Điển hình là đối với những nhà bán lẻ lớn, ví dụ như Coopmart, BigC thì việc nắm rõ các cách bảo quản thực phẩm giúp họ thu về lợi nhuận nhiều hơn.
Sản phẩm mang thương hiệu của COOPMART
Đó là cách mà nhà bán lẻ tận dụng phương pháp bảo quản để biến những sản phẩm vốn dễ bị hư hỏng trở thành những món hàng có giá trị cao hơn được bày bán rồi thu về lợi nhuận. Hoặc những doanh nghiệp sản xuất/nuôi trồng cũng vậy. Sẽ có một thời điểm trong năm mà họ đạt được sản lượng nông/hải sản/thịt nhiều hơn bình thường. Lúc này, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp bảo quản hợp lý thì thay vì chỉ bán loại hàng hóa đó một mùa duy nhất, bạn có thể phân phối chúng và thu lợi quanh năm khi sử dụng bảo quản thực phẩm. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau ở nhiều thời điểm quanh năm. Hơn hết, bảo quản giúp giảm thiểu trọng lượng và vẫn giữ lại tất cả dinh dưỡng của thực phẩm sau khi được đóng gói.
Vậy, có những phương pháp bảo quản nào mà doanh nghiệp có thể áp dụng cho hàng hóa của mình? Hãy cùng Kho Lạnh Nam Hà Nội đến với phần tiếp theo để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
6 kỹ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến nhất hiện nay!
Bảo quản thực phẩm ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật (chẳng hạn như nấm mốc, men, khuẩn) hoặc các vi sinh vật khác và làm chậm quá trình oxy hóa chất béo gây ôi thiu,... Dưới đây chính là 6 phương pháp bảo quản thực phẩm đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất:
Kỹ thuật bảo quản thực phẩm hiện đại
Đây là những phương pháp được thực hiện nhờ sử dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại dựa trên cơ sở khoa học và thành tựu nghiên cứu, cải tiến của con người. Điển hình như:
-
Phương pháp đông lạnh
Sử dụng phương pháp đông lạnh cho hầu hết các thực phẩm
Đông lạnh là một trong các giải pháp bảo quản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong công nghiệp lẫn hộ gia đình. Những kho lạnh công nghiệp cung cấp trữ lượng lưu kho lớn và thời gian lâu dài cho chiến lược dự trữ lương thực được chuẩn bị trong trường hợp khẩn cấp của quốc gia ở nhiều nước.
Đông lạnh làm giảm nhiệt độ của thực phẩm xuống dưới 0° hoặc lạnh hơn. Trong điều kiện này, các phản ứng lý-hóa-sinh của thực phẩm bị làm chậm lại. Tuy nhiên, phương pháp này không thể tiêu diệt và khử trùng thực phẩm mà nó chỉ dừng lại ở việc làm chậm quá trình phát triển của những tác nhân tiêu cực gây ảnh hưởng tới chất lượng và thực phẩm đông lạnh.
Để tìm hiểu nhiều hơn về phương pháp này, bạn có thể đọc thêm tại bài viết sau: THIẾT BỊ CẤP ĐÔNG THỰC PHẨM - GIẢI PHÁP TỐT ĐỂ BẢO QUẢN HÀNG HÓA ĐÚNG CÁCH
-
Hút chân không
Phương pháp hút chân không
Hút chân không là phương pháp loại bỏ không khí ra khỏi bao bì bao bọc sản phẩm trước khi niêm phong bằng cách sử dụng máy móc hiện đại.
Đóng gói chân không làm giảm oxy trong túi/bao nhựa, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn hiếu khí, nấm mốc,... và ngăn chặn sự bay hơi của các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Phương pháp này cũng được sử dụng để lưu trữ khô thực phẩm trong thời gian dài, chẳng hạn như ngũ cốc, các loại hạt, thịt đông lạnh, pho mát, cá hun khói, cà phê và khoai tây chiên (khoai tây chiên giòn). Trên cơ sở ngắn hạn hơn, đóng gói chân không có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm tươi sống, chẳng hạn như rau, thịt và chất lỏng, vì nó ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Các kỹ thuật bảo quản truyền thống
-
Đóng hộp, chai, lọ
Đóng hộp/chai/lọ các thực phẩm chín
Đóng hộp là phương pháp bảo quản bằng cách cho thực phẩm vào chai lọ hoặc các vật chứa tương tự rồi đun nóng đến nhiệt độ để tiêu diệt các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm. Trong quá trình gia nhiệt, không khí sẽ được đẩy ra khỏi vật chứa và khi chúng nguội đi sẽ bị hút không khí và bịt kín.
Thực phẩm được bảo quản bằng cách đóng hộp và đóng chai thường có nguy cơ hư hỏng ngay khi niêm phong được mở ra. Cần chú ý kiểm soát chất lượng và khâu vệ sinh trong quá trình đóng hộp vì một khi không đảm bảo những yếu tố này có thể gây ra các trường hợp như ngộ độc thực phẩm, hư hỏng nhanh, vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm,...
-
Muối chua
Muối chua chủ yếu sử dụng cho rau củ quả
Trước khi ra đời nhiều cách bảo quản hiện đại như ngày nay thì muối chua là một trong những phương pháp thủ công thường được sử dụng tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Bằng cách nấu/đun sôi/ngâm thực phẩm trong muối, giấm, rượu hoặc dầu oliu,… để để ức chế sự phát triển và tồn tại của các vi sinh vật không mong muốn.
Trong đó, muối là nguyên liệu có hiệu quả bảo quản tốt nhất. Muối làm giảm hoạt tính nước của thực phẩm, tạo ra một môi trường không thuận lợi cho các mầm bệnh và thúc đẩy sự lên men (khuẩn có lợi) trong thực phẩm.
Phương pháp muối chua làm cho thực phẩm có thay đổi trạng thái/màu sắc/mùi vị khác so với lúc bình thường (tươi) nên cá nhân/doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng trong sản xuất.
-
Hun khói
Phương pháp hun khói cho các loại thịt
Hun khói hay xông khói là phương pháp bảo quản thịt, cá và một số loại khác bằng cách để thực phẩm tiếp xúc với khói (nóng hoặc lạnh) trong thời gian dài để nó ngấm và lây dính mùi tự nhiên của gỗ, mùn cưa,... Cách này giúp loại bỏ độ ẩm khỏi thực phẩm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn/nấm và gia tăng mùi thơm cùng hương vị cho thịt. Sự kết hợp của nhiệt làm khô bề mặt thịt và hydrocacbon từ khói giúp bảo quản thực phẩm.
Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho thực phẩm thì đây chính là cách để doanh nghiệp/cá nhân tồn trữ thịt cá. Tuy nhiên, quá nhiều hydrocacbon trên thịt có thể gây ung thư cho người dùng, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nên khuyến cáo người tiêu dùng khi sử dụng chúng.
-
Sấy khô
Làm khô thực phẩm là một phương pháp bảo quản thực phẩm trong đó thực phẩm được làm khô (khử nước hoặc sấy khô). Sấy khô hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm men và nấm mốc thông qua việc loại bỏ nước. Hầu hết các loại thịt có thể được sấy khô, đặc biệt là thịt heo vì nó rất khó để tồn trữ mà không qua bảo quản. Nhiều loại trái cây cũng có thể được làm thành hoa quả sấy (táo, lê, chuối, xoài, đu đủ, dừa...). Sấy khô cũng là phương cách thường dùng để bảo quản các loại hạt ngũ cốc như lúa mì (wheat), ngô (maize), yến mạch (oats), lúa mạch (barley), gạo (rice), kê (millet) và lúa mạch đen (rye).
Sấy khô áp dụng cho rất nhiều sản phẩm, trong đó nhiều nhất là các loại hạt
Khi sấy khô, chất vitamin có trong thực phẩm bị tổn hại. Vitamin A, E, B-complex bị mất nếu thực phẩm được sấy khô quá lâu. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chú ý đến việc giữ nguyên chất lượng thực phẩm thì phương pháp sấy khô không phải là sự lựa chọn đúng đắn.
Trong tất cả các phương pháp trên, chỉ có hai phương pháp là giữ nguyên được hình dáng, mùi vị và màu sắc của thực phẩm là đông lạnh và hút chân không. Trong đó, phương pháp đông lạnh chính là biện pháp tốt nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng vào trong sản xuất.
Tại sao bảo quản thực phẩm bằng phương pháp đông lạnh là phương thức tối ưu nhất cho doanh nghiệp?
Rất nhiều phương pháp bảo quản hiện tại đều áp dụng cách khử nước có trong thực phẩm để có thể lưu trữ với thời gian dài hơn. Tuy những phương pháp này rất hiệu quả trong thực tế, nhưng lại không tốt trong việc mang lại một sản phẩm với đầy đủ chất lượng tươi ngon như thực phẩm.
Ví dụ như trong muối chua, thực phẩm sau khi thực hiện phương pháp này thường bị biến sắc thành sẫm màu và mùi vị cũng không như ban đầu. Hoặc như sấy khô, thịt/trái cây/rau củ bị khô, cứng hơn trước, ngoài ra cũng có sự thay đổi về màu sắc cũng như mùi vị thực phẩm.
Như vậy, nếu doanh nghiệp muốn giữ được hương vị, màu sắc và chất dinh dưỡng nhiều nhất thì nên sử dụng phương pháp nào là tốt nhất? Đáp án ở đây chính là bảo quản thực phẩm bằng phương pháp đông lạnh!
Bảo quản lạnh giữ nguyên được màu sắc và chất lượng thực phẩm
Về mặt chất lượng thì phương pháp đông lạnh là cách bảo quản thực phẩm tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại. Xét về nhiều yếu tố như:
- - Thực phẩm giữ được trạng thái tốt nhất (khi rã đông đúng cách);
- - Giữ được màu sắc (nếu được khử hoạt tính đúng cách);
- - Giữ được mùi vị khi nấu/ăn (nếu được cấp đông đúng);
- - Thì bảo quản đông lạnh xứng đáng là phương pháp giữ lại được nhiều tính chất của thực phẩm nhất.
Về mặt kinh tế, bảo quản lạnh giúp doanh nghiệp:
- - Lưu trữ để sử dụng trong thời gian dài, phòng tránh được sự thiếu hụt hàng hóa trên thị trường cũng như tạo ra lợi nhuận từ việc chênh lệch giá (với các sản phẩm trái mùa) giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành hơn.
- - Sử dụng ít thời gian hơn để đông lạnh hàng loạt (cấp đông thực phẩm bằng máy móc nhanh chóng hơn các phương pháp khác), giảm thời gian chờ đợi và chi phí cho doanh nghiệp.
- - An toàn thực phẩm: Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh thực phẩm hoàn toàn không sử dụng các loại chất bảo quản nên doanh nghiệp không cần lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm.
- Và còn rất nhiều lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi sử dụng phương pháp đông lạnh để bảo quản thực phẩm. Để biết thêm những thông tin liên quan đến thực phẩm đông lạnh, bạn có thể truy cập thêm tại ĐÂY.
Lưu ý: Để đông lạnh thực phẩm, bạn cần có các thiết bị cấp đông và kho lạnh mini để bảo quản sản phẩm. Hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cho thuê kho lạnh của Kho Lạnh Nam Hà Nội nếu bạn đang tại khu vực phía Bắc!
Hy vọng doanh nghiệp có thể sớm áp dụng và thành công với các phương pháp kể trên. Kho Lạnh Nam Hà Nội sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp/nhà hàng/chuỗi cửa hàng trong việc lưu kho và bảo quản thực phẩm đông lạnh. Nếu đang tìm kiếm 1 dịch vụ cho thuê kho lạnh tại Hà Nội hoặc các vùng lân cận, hãy nhanh tay gọi đến số: 0772.84.999 để được tư vấn trong thời gian nhanh chóng nhất.
Tham khảo thêm một số lợi ích liên quan: